CNQP&KT - Tạp chí Công nghiệp quốc phòng và Kinh tế số 201 (số tháng 7, tháng 8 năm 2024) gồm 100 trang, được thiết kế, chế bản công phu; với nhiều nội dung phong phú, đặc sắc. Tạp chí Công nghiệp quốc phòng và Kinh tế số mới quy tụ bài viết của Thủ trưởng Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (CNQP); lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong Tổng cục CNQP; các nhà nghiên cứu, chuyên gia, nhà báo, cộng tác viên trong và ngoài Quân đội. Mở đầu Tạp chí, trong chuyên mục “Định hướng - Chỉ đạo” là bài viết với tiêu đề “Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đẩy mạnh phong trào thi đua Quyết thắng lên tầm cao mới” của đồng chí Trung tướng NGUYỄN MẠNH HÙNG, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Tổng cục CNQP; nêu bật kết quả đạt được cùng những định hướng quan trọng trong tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng giai đoạn 2019-2024 của Tổng cục CNQP, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Tổng cục. Tiếp đó trong chuyên mục là các bài viết: “Xứng đáng là cơ quan tham mưu chiến lược trong thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị” của Thiếu tướng, ThS. LÊ NGỌC THÂN, Chủ nhiệm Chính trị Tổng cục CNQP và “Phát huy truyền thống 50 năm, xây dựng Cục Hậu cần đạt nhiều thành tựu trên chặng đường mới” của Đại tá PHẠM VĂN TUẤN, Cục trưởng Cục Hậu cần Tổng cục CNQP, nhân kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống của 2 cơ quan (10/9/1974 - 10/9/2024). Tiếp theo, trong chuyên mục “Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống” là bài viết “Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học - công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp quốc phòng” của Đại tá NGUYỄN ĐÌNH HOÀN, nguyên cán bộ Viện Chiến lược Quốc phòng. Trên cơ sở làm rõ một số nội dung quan trọng về công tác khoa học - công nghệ (KHCN) trong các Nghị quyết của Đảng, bài viết đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác nghiên cứu KHCN, trở thành động lực then chốt để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong bài viết “Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Quân đội đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về công nghiệp quốc phòng”,Trung tá, TS. Nguyễn Văn Thưởng, giảng viên Trường Sĩ quan Chính trị/Bộ Quốc phòng phân tích, luận giải sâu sắc về xu thế hội nhập quốc tế, nhất là trong lĩnh vực CNQP, qua đó đặt ra vấn đề cấp thiết trong nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Quân đội, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Chuyên mục “Nghiên cứu - Trao đổi” mở đầu với bài viết “Luật hóa” để thúc đẩy phát triển công nghiệp quốc phòng trong tình hình mới của Đại tá, TS. PHAN THỊ HOÀI VÂN, Phó Tham mưu trưởng Tổng cục CNQP. Bài viết phân tích, làm rõ một số nội dung quan trọng của Luật CNQP, AN và ĐVCN vừa được Quốc hội khóa XVI thông qua; khẳng định việc ban hành Luật sẽ tạo hành lang pháp lý, là đòn bẩy vững chắc để đẩy mạnh phát triển CNQP. Tiếp theo trong chuyên mục, TS. TRẦN VĂN, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội khóa XIII, có bài viết “Thực thi Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp - Nhìn từ cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine”, nhấn mạnh Luật CNQP, AN và ĐVCN được thực thi sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là trong chiến tranh hiện đại; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm triển khai hiệu quả Luật, gắn với tình hình, điều kiện cụ thể ở nước ta. Cùng chuyên mục còn có bài viết “Vận dụng tư tưởng V.I.Lênin về nhân tố chính trị - tinh thần trong xây dựng Quân đội” của Trung tá, TS. TRƯƠNG VĂN BẮC, giảng viên Trường Sĩ quan Chính trị/Bộ Quốc phòng. ![]() Bìa 1 Tạp chí CNQP và Kinh tế số 4 năm 2024. Ngoài ra, trên các chuyên mục thường kỳ, Tạp chí CNQP và Kinh tế số này đăng tải nhiều bài viết chất lượng và đặc sắc, gồm: Kết hợp kinh tế với quốc phòng: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quân đội trong kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và đối ngoại (Thiếu tướng, TS. NGUYỄN ANH TUẤN và Đại tá LÊ VĂN HƯỞNG); Xây dựng tiềm lực kinh tế vững chắc trong khu vực phòng thủ tỉnh Hà Tĩnh (Đại tá PHÙNG MẠNH CƯỜNG); Binh đoàn 16: Xây dựng “phên giậu xanh” nơi biên cương Tổ quốc (QUANG SÁNG). Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện nhân cách cán bộ lãnh đạo, chỉ huy (Đại tá, ThS. NGUYỄN TRỌNG KHÁNH). Gặp gỡ - Đối thoại: Đại tá, ThS. Đỗ Cao Kiên, Giám đốc Nhà máy Z181: Nỗ lực nâng tầm thương hiệu “Điện tử Sao Mai” (HÀ ANH Thực hiện). Thực tiễn - Kinh nghiệm: Một số vấn đề về thực hiện chuyển đổi số trong Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (Đại tá LÊ HUY THỌ); Ba Son “Nền tảng vững chắc, không ngừng lớn mạnh” (Đại tá PHAN VĂN BÌNH); Nhà máy Z115 đẩy mạnh nghiên cứu, chế tạo trang - thiết bị phục vụ sản xuất (Trung tá TẠ THANH CAO); Khát vọng và hành động của Viettel (VŨ DUNG); GAET thi đua nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm (PHƯƠNG MAI). Gương điển hình: Những “bông hoa Quyết thắng” (CHI ANH). Xúc tiến thương mại: Nỗ lực chuẩn bị Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ II năm 2024 (KIM THANH). Trên những nẻo đường đất nước: “Quảng Bình quê ta” có đường 12A (MAI NAM THẮNG). Vấn đề kỳ này: Để luật sớm đi vào cuộc sống (THANH TÙNG). Khoa học - Công nghệ - Môi trường: Công nghệ quản lý theo vòng đời trong bảo đảm kỹ thuật cho trang bị công nghệ (Trung tá, ThS. ĐINH HOÀNG HÙNG). Nhìn ra thế giới: Xu hướng chế tạo và sử dụng xe bọc thép thế hệ mới (Đại tá LÊ VĂN THÀNH); “Cánh phượng hoàng” của Công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ (NGUYÊN LONG). Lịch sử - Truyền thống: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với ngành Công nghiệp quốc phòng (ĐỖ PHÚ THỌ); Súng chống tăng B40 - Sát thủ của “thiết xa vận” (Đại tá, TS. LÊ QUÝ THI & TS. NGUYỄN THỊ CHINH). Tìm hiểu chính sách - pháp luật: Thể chế mới, đặc thù, vượt trội về phát triển công nghiệp quốc phòng (MAI PHƯƠNG). Tạp chí Công nghiệp quốc phòng và Kinh tế số 201 còn có các chuyên mục “Câu lạc bộ lính thợ”, “Độc đáo đó đây”, “Tin tức - Sự kiện”, đăng kèm nhiều hình ảnh, minh họa, đồ họa đẹp, được thiết kế, chế bản công phu; gồm 100 trang, in nhiều màu trên giấy cút-xê tốt; phát hành ngày 13/8/2024. BAN BIÊN TẬP |