Đưa xăng dầu vượt Trường Sơn - "Cái khó ló cái khôn"

CNQP&KT - Việc đưa xăng dầu vượt Trường Sơn vào miền Nam phục vụ kháng chiến chống Mỹ là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, phức tạp. Nhưng "cái khó ló cái khôn", bộ đội ta đã mưu trí, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của toàn dân tộc.

Phát triển cơ sở Quân giới sau phong trào Đồng khởi

CNQP&KT - Sau phong trào Đồng khởi 1960, các cơ sở Quân giới miền Nam được xây dựng rộng khắp, đáp ứng kịp thời công tác sửa chữa, sản xuất vũ khí, khí tài cung cấp cho lực lượng vũ trang đánh địch trên các chiến trường.

Lựu đạn ghép mảnh sản xuất đơn giản, sát thương lớn

CNQP&KT - Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ngành Quân giới đã nghiên cứu chế tạo thành công lựu đạn ghép mảnh trang bị cho quân và dân ta đánh bộ binh địch. Đây là loại lựu đạn có cấu tạo và quy trình sản xuất đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm, trọng lượng nhẹ, bán kính sát thương lớn.

Nghiên cứu chế tạo thiết bị rà phá thủy lôi, bom từ trường

CNQP&KT - Cùng với việc cho máy bay, tàu chiến đánh phá điên cuồng trên đất liền, đế quốc Mỹ còn thả thủy lôi, bom từ trường xuống các bến cảng, cửa sông, ven biển nhằm đánh chìm tàu chiến, tàu vận tải, ngăn chặn việc chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho chiến trường miền Nam.

Người chế tạo nhiều vũ khí cho chiến trường Nam Bộ

CNQP&KT - Thời chống Mỹ, kỹ sư Nguyễn Thanh Vọng đã nghiên cứu chế tạo, cải tiến thành công nhiều loại vũ khí, như: thủy lôi, ống phóng đạn AT, mìn định hướng, mìn đánh xe, lựu đạn cỡ nhỏ, đạn ĐKB, H-12, bệ pháo ĐKZ75 trên xe M-113... Với những thành tích trong kháng chiến, năm 1978, đồng chí đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Nghiên cứu cải tiến vũ khí phục vụ chiến trường miền Nam

CNQP&KT - Thực hiện kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ hai (1961-1965), Quân ủy Trung ương đã đề ra những yêu cầu cụ thể, trong đó tập trung nghiên cứu cải tiến, sản xuất vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam và phục vụ xây dựng Quân đội.

Lớp “du học viên” vũ khí đầu tiên

CNQP&KT - Năm 1956, theo thỏa thuận giữa Đảng, chính phủ hai nước, Việt Nam cử một số học viên sang Liên Xô học, trong đó đoàn đi học về vũ khí có 12 người. Đó là những kỹ sư vũ khí Việt Nam đầu tiên được đào tạo tại Liên Xô sau năm 1954.

Cải tiến vũ khí, khí tài để chống Không quân Mỹ

CNQP&KT - Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, Cục Quân giới cùng với các viện nghiên cứu, cơ sở sản xuất và sửa chữa vũ khí của các quân - binh chủng đã tích cực nghiên cứu sửa chữa, cải tiến được nhiều loại vũ khí, khí tài trang bị cho lực lượng vũ trang chiến đấu.

Nhà máy sản xuất vũ khí TK1 - Tự hào và bi tráng

CNQP&KT - Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, cán bộ, công nhân viên Nhà máy sản xuất vũ khí TK1 đã sản xuất được nhiều loại vũ khí trang bị cho bộ đội đánh giặc, góp phần vào Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Tuy nhiên, còn những điều bi tráng mà thế hệ sau chưa biết…

Sửa chữa vũ khí, khí tài để đánh "pháo đài bay"

CNQP&KT - Trong chiến thắng lịch sử “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng 12/1972, cán bộ, công nhân viên Xưởng A31 (nay là Nhà máy A31, thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân) đã góp công rất lớn trong việc sửa chữa vũ khí, khí tài để quân và dân ta đánh bại cuộc tập kích đường không bằng “pháo đài bay B-52” của đế quốc Mỹ.

Xu hướng phát triển công nghệ lưỡng dụng trên thế giới

CNQP&KT - Hiện nay, công nghệ lưỡng dụng đã trở thành xu hướng chủ đạo trong quá trình phát triển công nghiệp quốc phòng của nhiều nước trên thế giới. Theo đó, các nước chú trọng đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, lấy ưu thế kỹ thuật làm nòng cốt để đẩy mạnh sản xuất, phát triển công nghệ lưỡng dụng.

Bảo tồn, phát huy giá trị hiện vật của “cuộc đụng đầu lịch sử”

CNQP&KT - Hòa chung không khí hướng tới kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tiếp đón nhiều đoàn du khách tới tham quan không gian trưng bày chủ đề: “Điện Biên Phủ trên không tháng 12 năm 1972”. Qua đó, giúp mọi người hiểu thêm về “cuộc đụng đầu lịch sử”, nhất là truyền thống đoàn kết, sự mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta.

Vạch nhiễu đánh máy bay B-52

CNQP&KT - Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đánh bại cuộc tập kích đường không của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh lân cận tháng 12/1972, có sự góp công rất quan trọng của việc cải tiến kỹ thuật cho tên lửa SAM-2 chống nhiễu đánh máy bay B-52.

Từ Chiến thắng “12 ngày đêm” vận dụng, phát triển trong tác chiến tương lai

CNQP&KT - Với sự sáng tạo trong nghiên cứu cải tiến vũ khí, khí tài hiện có, cùng ý chí quyết chiến, quyết thắng, bộ đội Phòng không - Không quân đã góp phần làm nên Chiến thắng “12 ngày đêm” vang dội, đập tan tượng đài “bất khả tiêu diệt” là máy bay B-52 của Không lực Hoa Kỳ trên bầu trời miền Bắc.

Cải tiến vũ khí, trang bị để đánh máy bay Mỹ

CNQP&KT - Thời chống Mỹ, những vũ khí, khí tài như tên lửa, pháo phòng không, ra-đa được các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ có một số tính năng kỹ, chiến thuật chưa phù hợp với thực tế tác chiến. Do vậy, công tác cải tiến, nâng cao khả năng chiến đấu được bộ đội ta triển khai tích cực, góp phần đánh bại lực lượng không quân Mỹ.

Sản xuất và sửa chữa vũ khí phục vụ chiến tranh biên giới

CNQP&KT - Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (4/1975), Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương chủ trương: “Các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng phải tập trung khả năng trước hết làm tốt nhiệm vụ sửa chữa các vũ khí, trang bị hư hỏng trong chiến tranh, sản xuất các loại phụ tùng thay thế, sản xuất một số vũ khí, trang bị hiện đại cần thiết cho lực lượng vũ trang theo khả năng của ta”.

“Thung lũng thép” H52 ngày ấy

CNQP&KT - Sau Chiến dịch biên giới năm 1950, Xưởng Quân khí H52 được thành lập. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng những cán bộ, công nhân nơi đây đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất hỏa cụ, lựu đạn, thuốc đen và luyện thép phục vụ cho kháng chiến chống Pháp.

Quân giới trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ

CNQP&KT - Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 -1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ, với tinh thần “Tất cả cho chiến thắng”, ngành Quân giới đã chủ động khắc phục mọi khó khăn, thiếu thốn, nghiên cứu sản xuất, sửa chữa được nhiều loại vũ khí, khí tài trang bị cho quân và dân ta đánh địch.

Lính thợ Z2 những năm đầu chống Mỹ

CNQP&KT - Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng những người lính thợ Z2 (tiền thân của Nhà máy Z113) đã nỗ lực vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Người góp công “vạch nhiễu tìm thù”

CNQP&KT - Trung tướng, PGS. Phan Thu không chỉ là một vị tướng có uy tín trong Quân đội, mà còn là nhà khoa học quân sự có tên tuổi của đất nước. Thời chống Mỹ, chính những nghiên cứu của ông cùng đồng đội ở Tiểu đoàn trinh sát nhiễu đã góp phần làm nên chiến thắng vang dội “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

Sản xuất, cải biên vũ khí thời kỳ chống Mỹ

CNQP&KT - Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và nhân lực, nhưng những người lính thợ Z1 (nay là Nhà máy Z111) vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa, cải biên nhiều loại súng bộ binh, kịp thời phục vụ bộ đội và nhân dân chiến đấu.

Bảo đảm vũ khí những năm đầu chống Mỹ

CNQP&KT - Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ngành Quân giới đã chủ động, tích cực bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật cung cấp kịp thời cho lực lượng vũ trang đánh địch, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Chuyện một Việt kiều về nước làm vũ khí

CNQP&KT - Cuối tháng 11/1946, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kỹ sư Lê Tâm từ Pháp trở về nước tham gia Quân giới Nam Bộ và đã nghiên cứu chế tạo thành công nhiều loại vũ khí, đặc biệt là mìn lõm, súng SS…

Nơi ra lò mẻ thép đầu tiên

CNQP&KT - Trong hoàn cảnh và điều kiện cực kỳ khó khăn nơi núi rừng Việt Bắc, ngành Luyện kim non trẻ nước ta được sinh ra từ Binh công xưởng H52 đã sản xuất được mẻ thép đầu tiên, kịp thời phục vụ kháng chiến.

Tổng di chuyển cơ sở Quân giới lên Chiến khu

CNQP&KT - Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, các cơ sở kinh tế, quốc phòng nói chung, cơ sở Quân giới ở Hà Nội nói riêng, đã được di chuyển lên Chiến khu nhằm bảo toàn lực LƯỢNG, chuẩn bị cho giai đoạn trường kỳ kháng chiến.

Thiếu tướng Nguyễn Duy Thái - người góp công xây dựng ngành Quân giới

CNQP&KT - Những người đã từng công tác trong ngành Quân giới, không ai là không biết tới Thiếu tướng Nguyễn Duy Thái, một trong những người có rất nhiều đóng góp quan trọng trong xây dựng và phát triển ngành Quân giới - Công nghiệp quốc phòng.

Quân giới Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến

CNQP&KT - Được sự quan tâm chăm lo của Đảng và Bác Hồ, ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngành Quân giới đã tổ chức được hàng trăm binh công xưởng, bảo đảm kịp thời vũ khí, khí tài, đạn dược cho bộ đội và nhân dân đánh địch.

Quân giới Trung Bộ sản xuất, sửa chữa vũ khí

CNQP&KT - Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, để có vũ khí phục vụ lực lượng vũ trang và nhân dân đánh địch, ở Trung Bộ đã sớm hình thành các xưởng sửa chữa và chế tạo vũ khí.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Quân giới Việt Nam

CNQP&KT - Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà lãnh đạo quân sự thiên tài, vị tướng xuất sắc của Quân đội ta. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Đại tướng rất quan tâm đến việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất vũ khí; đồng thời cũng ghi nhận những đóng góp quan trọng của cán bộ, công nhân, chiến sĩ ngành Quân giới.

Vương Nhị Chi - Người có nhiều đóng góp với Quân giới Tây Nam Bộ

CNQP&KT - Đồng chí Vương Nhị Chi, người đã bị mất cả hai bàn tay trong quá trình chế tạo vũ khí, đã có những đóng góp quan trọng trong xây dựng các binh công xưởng Quân giới Tây Nam Bộ thời chống Pháp.

Mìn định hướng ra trận, lập công

CNQP&KT - Mìn định hướng là loại mìn có khối thuốc nổ lõm hình nón hoặc hình cánh cung, bên trong gắn các mảnh sắt, thép, bi... Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lực lượng vũ trang Nam Bộ đã sử dụng có hiệu quả nhiều loại mìn định hướng do các xưởng Quân giới sản xuất.

Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam với các công trình nghiên cứu lịch sử sản xuất vũ khí, trang bị

CNQP&KT - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam được thành lập ngày 28/5/1981. Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, Viện đã có nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn lịch sử, cũng như giúp các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (CNQP) tổ chức biên soạn, xuất bản nhiều công trình nghiên cứu lịch sử sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật có giá trị lý luận và thực tiễn cao.

“Đằng sau ánh hào quang Quân giới”

CNQP&KT - Đó là tên cuốn sách do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản năm 2021, đã thể hiện sinh động những nỗ lực sáng tạo và những chiến công thầm lặng của ngành Quân giới - Công nghiệp quốc phòng Việt Nam.

Giám mục Tòa Thánh Va-Ti-Căng làm Giám đốc Binh công xưởng

CNQP&KT - Là người làm công tác nghiên cứu lịch sử, tôi có dịp gặp gỡ nhiều nhân chứng lịch sử đặc biệt và họ đã để lại những ấn tượng không thể nào quên. Giám đốc Binh công xưởng Nguyễn Công Lý, người có học vị Tiến sĩ Thần học, được phong là Giám mục, từng làm việc tại Tòa thánh Va-ti-căng, là một trong những người đặc biệt như thế…

SS - Súng của rừng Sác

CNQP&KT - Từ năm 1948, trước yêu cầu đánh bại chiến thuật “cứ điểm nhỏ”, đồn bốt, tháp canh vững chắc của quân đội pháp, ngành Quân giới non trẻ (nay là Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) đã nghiên cứu chế tạo thành công súng đạn SS, mìn lõm FT… trang bị cho lực lượng vũ trang đánh bại chiến thuật trên của địch.

Chế tạo đạn hỏa lực trong kháng chiến chống Pháp

CNQP&KT - Từ một xưởng mẫu nhỏ thuộc Nha Nghiên cứu kỹ thuật trong kháng chiến chống Pháp, với những chiếc máy quay tay, những người lính thợ Quân giới bằng nghị lực và lòng yêu nước đã làm ra những vũ khí có sức mạnh bất ngờ.

Uy lực của mìn lõm FT do Quân giới Nam Bộ sản xuất

CNQP&KT - Trong kháng chiến chống Pháp, Quân giới Nam Bộ đã nghiên cứu, sản xuất thành công nhiều loại mìn lõm FT (bazômin) cung cấp cho quân và dân ta sử dụng đánh xe cơ giới, tàu sông, công sự, cầu, bến cảng, kho hàng... rất hiệu quả. Đặc biệt, Bộ đội Đặc công rất ưa dùng loại mìn này để đánh địch trong đô thị.

Người đầu tiên sử dụng Bazoka bắn cháy xe tăng địch

CNQP&KT - Súng Bazoka được coi là loại vũ khí gây bất ngờ lớn nhất đối với quân Pháp trong kháng chiến chống Pháp. Điều mà nhiều người chưa biết, người đầu tiên dùng súng Bazoka tiêu diệt xe tăng địch là xạ thủ Triệu Văn Phú, thuộc Trung đội Bảo vệ cơ quan Bộ Chỉ huy Chiến khu XI.

Chi viện “vật lực” và “trí lực” cho Quân giới miền Nam

CNQP&KT - Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngoài chi viện nhân lực, Cục Quân giới đặc biệt quan tâm đến việc chi viện thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, chi tiết vũ khí (vật lực) và tài liệu kỹ thuật (trí lực) cho các xưởng Quân giới miền Nam.

Ký ức tự hào của người cựu chiến binh Quân giới

CNQP&KT - Hiện nay, đã bước sang tuổi ngoài 90, người lính Quân giới Phạm Quang Thăng luôn tự hào về những tháng ngày tham gia nghiên cứu, sản xuất vũ khí, đạn dược trong nhà máy mang tên Bác Hồ, cung cấp vũ khí cho bộ đội đánh giặc Pháp và tham gia giúp đỡ nước bạn Lào.

Công đoàn sản xuất vũ khí - Ký ức thời ATK

CNQP&KT - An toàn khu (gọi tắt là ATK) ở Bắc Kạn là một trong những nơi ghi dấu ấn đậm nét của ngành Quân giới thời chống Pháp. Ngoài những cơ quan đầu não của Trung ương và Quân đội ta, ATK Bắc Kạn chính là nơi ra đời của tổ chức Công đoàn sản xuất vũ khí, tiền thân của Công đoàn Quốc phòng ngày nay.

Bảo đảm vũ khí trang bị cho Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975

CNQP&KT - Một trong những yếu tố quyết định đến thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là công tác bảo đảm vũ khí trang bị cho chiến dịch.

Sửa chữa vũ khí, trang bị trong Chiến dịch Tây Nguyên

CNQP&KT - Chiến thắng Tây Nguyên đã mở ra thời cơ để quân và dân ta tiếp tục thực hiện các đòn tiến công quân sự lớn, phát triển cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Vũ khí tại chỗ, đánh địch tại chỗ

CNQP&KT - Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân miền Nam nêu cao khẩu hiệu “Vũ khí tại chỗ, đánh địch tại chỗ”. Phong trào “Rèn dao, đúc súng” diễn ra sôi nổi, khởi phát từ phong trào “Đồng khởi” năm 1960, lan nhanh ra các tỉnh, thành phố miền Nam.

Từ lời dặn và nhiệm vụ Bác trao

CNQP&KT - “Các chú sắp được sang học ở Liên Xô, là nước có trình độ khoa học - kỹ thuật cao. Các chú sang đó học, nên học cái gì thiết thực, dân cần dùng. Các chú đi học xa nước nhà, cần chú ý giữ gìn tư cách cho đúng đắn”. Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại buổi gặp mặt, giao nhiệm vụ trước hôm đoàn 21 cán bộ, học sinh của Việt Nam lên đường sang Liên Xô học tập năm 1951, đến nay vẫn được t

Sản xuất lựu đạn trước ngày toàn quốc kháng chiến

CNQP&KT - Ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công (năm 1945), trước nhu cầu ngày càng cấp thiết của lực lượng vũ trang cần được trang bị vũ khí cho bảo vệ thành quả cuộc cách mạng, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, việc tổ chức sản xuất vũ khí, nhất là lựu đạn (loại vũ khí phù hợp với điều kiện chế tạo của ta lúc bấy giờ) nhanh chóng được triển khai khắp ba miền đất nước.

Đóng góp của Quân giới với lớp “huấn luyện đặc biệt”

CNQP&KT - Lớp đào tạo sĩ quan pháo binh đầu tiên của Quân đội ta được sự quan tâm, giúp đỡ về mọi mặt của ngành Quân giới, từ nội dung huấn luyện, đào tạo, đến máy móc, thiết bị đúng với yêu cầu của Bộ Quốc phòng và Tổng chỉ huy đề ra.

Nét độc đáo, sáng tạo trong bảo đảm vũ khí, trang bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

(CNQP&KT) - Trong lịch sử chiến tranh cách mạng Việt Nam, có những sự kiện quan trọng không phải một lúc có thể được nhìn nhận, đánh giá hết giá trị, ý nghĩa lịch sử lớn lao của nó, mà cần có thời gian để suy ngẫm, kiểm định một cách khách quan, khoa học.

Bảo đảm vũ khí, trang bị trong chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”

(CNQP&KT) - Trong chiến dịch "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" (tháng 12/1972), bộ đội Phòng không - Không quân (PK-KQ), mà nòng cốt là lực lượng tên lửa phòng không (TLPK) đã đánh thắng cuộc tiến công chủ yếu bằng máy bay ném bom B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và các vùng lân cận.