CNQP&KT - Sau Chiến dịch biên giới năm 1950, Xưởng Quân khí H52 được thành lập. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng những cán bộ, công nhân nơi đây đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất hỏa cụ, lựu đạn, thuốc đen và luyện thép phục vụ cho kháng chiến chống Pháp.

Trong chuyến công tác mới đây, tôi có cơ duyên được gặp bác Phan Trọng Phan, người từng là thủ kho của Xưởng Quân khí H52 và được nghe bác kể về “thung lũng thép” H52 ngày đó. Hồi ức của người lính thợ Quân giới nhắc nhớ về thời điểm năm 1950, khi ấy Xưởng Quân khí H52 được sáp nhập từ Xưởng Quân khí Hải Vân, ở bản Thi thuộc tỉnh Bắc Kạn, với khu xưởng mới thuộc xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang (trước đây là bản Cài, xã Xuân Tiến). Xưởng do người “Anh hùng Lao động số 1” Ngô Gia Khảm làm Quản đốc và hơn 100 cán bộ, công nhân luôn cần mẫn làm việc giữa núi rừng Việt Bắc.

Bác Phan Trọng Phan bồi hồi nhớ về những ngày đầu gian nan, vất vả của Xưởng H52; nhà xưởng, máy móc, thiết bị và vật tư phục vụ sản xuất vô cùng khan hiếm; cán bộ, công nhân phải sống và làm việc trong những mái lán đơn sơ; các vật dụng đều tự làm bằng tre, nứa. Phân xưởng đúc thép được đặt tại bản Thi ở vùng núi cao nên nhiệt độ mùa Đông có lúc xuống rất thấp tới 0°C. Sự thiếu thốn về lương thực khiến cho cái lạnh càng buốt giá, có những bữa ăn chỉ có mấy củ sắn tự trồng. Thế nhưng những người lính thợ vẫn hăng say lao động sản xuất vũ khí phục vụ bộ đội.

Tìm hiểu thêm về Xưởng Quân khí H52, tôi được biết, bản Cài là nơi an cư của đồng bào dân tộc Tày. Dù cuộc sống còn vất vả, lam lũ nhưng họ một lòng đi theo cách mạng, luôn giúp đỡ, chung tay cùng cán bộ, công nhân xây dựng phân xưởng mới. Khu sản xuất của H52 đặt ở giữa thung lũng lòng chảo, xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi nhấp nhô, cao vút, phía Đông có dãy núi Pắc Thẳm, phía Tây là dãy Pác Ả, phía Nam có dãy Bó Thuy và ở phía Bắc là dãy núi Tàng Luông, đảm bảo an toàn, bí mật, thuận lợi cho việc di chuyển, tiến thoái khi cần thiết.

Ban đầu, Xưởng tập trung sản xuất các loại hỏa cụ, thuốc đen, lựu đạn do đồng chí Ngô Gia Khảm trực tiếp nghiên cứu. Về sau do nguồn nguyên - vật liệu cho sản xuất vũ khí đã không còn dồi dào như trước nên Cục Quân giới giao cho Xưởng H52 phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Quân giới nghiên cứu, xây dựng các lò luyện thép. Đến tháng 10/1951, công việc thí nghiệm sản xuất thép tại đây cơ bản hoàn thành. Tại đây, mẻ thép đầu tiên đã ra lò.

Ở phía sau đồi Pác Ả, dưới chân thác Bó Lù, Xưởng Quân khí H52 đã chế tạo và đặt trạm thủy điện nhỏ công suất 50KW, phục vụ cho sản xuất thuốc đen và sinh hoạt của công nhân và một số hộ dân địa phương. Công nhân Xưởng Quân khí H52 cùng với sự giúp đỡ của nhân dân địa phương đã đào 1km mương dẫn nước, chiều rộng trung bình khoảng 1,5m, từ chân thác Bó Lù, chảy qua Xưởng và dẫn tới cánh đồng Lăng Lườn. Cách thủy điện khoảng 1m là 8 tuabin nghiền thuốc đen, được đặt cách nhau khoảng 50m dọc theo mương nước. Được biết, vào năm 2004, trước khi di chuyển để làm vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang, mương dẫn nước do Xưởng Quân khí H52 đào vẫn được nhân dân địa phương sử dụng để tưới cho đồng ruộng.


Một xưởng sản xuất vũ khí trong kháng chiến chống thực dân Pháp.      Ảnh: TL

Khi mới sản xuất thử nghiệm được một thời gian ngắn thì trạm thủy điện ở bản Thi bị máy bay địch ném bom đánh phá. Đoạn kênh dài hàng chục mét dẫn nước vào bể chứa của trạm thủy điện bị phá; ống dẫn nước bằng thép từ bể chứa xuống tuabin bị đứt chỗ nối, tuabin và máy phát điện bị chấn động. Việc đắp lại các bờ kênh dẫn nước mất rất nhiều công sức. Không có xi măng, công nhân phải dùng tre, nứa dựng lên, sau đó đổ đất lèn kỹ. Ngay sau khi ống dẫn nước bằng thép được sửa chữa xong và đưa được nước xuống tuabin, dòng điện lại tiếp tục phục vụ cho việc sản xuất thép.

Vào năm 1953, Xưởng Quân khí H52 phải đối mặt với một thử thách lớn. Đây là giai đoạn đầy gian nan trong việc sản xuất thép, khi cả nước tập trung toàn lực phục vụ cho Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Lực lượng sản xuất thép lần lượt được điều về Viện Nghiên cứu Quân giới để nhận nhiệm vụ mới. Tuy lực lượng sản xuất thiếu, nhưng việc sản xuất thép của Xưởng Quân khí H52 vẫn rất khẩn trương vì chiến trường đang cần nhiều quân cụ. Để sản xuất an toàn, trạm biến thế, lò điện và các thiết bị kèm theo được di chuyển đến một khu rừng sâu, cách địa điểm cũ khoảng từ 1 đến 2km. Sau hơn hai tháng vừa di chuyển, vừa xây dựng, Phân lò đúc thép thuộc Xưởng Quân khí H52 do đồng chí Ngô Gia Khảm phụ trách đã hoàn thành và bước vào giai đoạn sản xuất chính thức.

Trong hoàn cảnh và điều kiện cực kỳ khó khăn, gian khổ ấy, bằng tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, sáng tạo của các cán bộ, kỹ sư, công nhân, chỉ với thời gian hơn một năm, Xưởng Quân khí H52 đã sản xuất thép bằng lò điện hồ quang, cung cấp cho chiến trường khoảng 25.000 sản phẩm quân cụ phục vụ công binh và dân công hỏa tuyến mở đường cho bộ đội hành quân, kéo pháo, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Trong chuyến công tác mới đây, tôi có cơ duyên được gặp bác Phan Trọng Phan, người từng là thủ kho của Xưởng Quân khí H52 và được nghe bác kể về “thung lũng thép” H52 ngày đó. Hồi ức của người lính thợ Quân giới nhắc nhớ về thời điểm năm 1950, khi ấy Xưởng Quân khí H52 được sáp nhập từ Xưởng Quân khí Hải Vân, ở bản Thi thuộc tỉnh Bắc Kạn, với khu xưởng mới thuộc xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang (trước đây là bản Cài, xã Xuân Tiến). Xưởng do người “Anh hùng Lao động số 1” Ngô Gia Khảm làm Quản đốc và hơn 100 cán bộ, công nhân luôn cần mẫn làm việc giữa núi rừng Việt Bắc.

Trong hơn một năm, Xưởng Quân khí H52 đã sản xuất thép bằng lò điện hồ quang, cung cấp cho chiến trường khoảng 25.000 sản phẩm quân cụ phục vụ mở đường, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Bác Phan Trọng Phan bồi hồi nhớ về những ngày đầu gian nan, vất vả của Xưởng H52; nhà xưởng, máy móc, thiết bị và vật tư phục vụ sản xuất vô cùng khan hiếm; cán bộ, công nhân phải sống và làm việc trong những mái lán đơn sơ; các vật dụng đều tự làm bằng tre, nứa. Phân xưởng đúc thép được đặt tại bản Thi ở vùng núi cao nên nhiệt độ mùa Đông có lúc xuống rất thấp tới 0°C. Sự thiếu thốn về lương thực khiến cho cái lạnh càng buốt giá, có những bữa ăn chỉ có mấy củ sắn tự trồng. Thế nhưng những người lính thợ vẫn hăng say lao động sản xuất vũ khí phục vụ bộ đội.

Tìm hiểu thêm về Xưởng Quân khí H52, tôi được biết, bản Cài là nơi an cư của đồng bào dân tộc Tày. Dù cuộc sống còn vất vả, lam lũ nhưng họ một lòng đi theo cách mạng, luôn giúp đỡ, chung tay cùng cán bộ, công nhân xây dựng phân xưởng mới. Khu sản xuất của H52 đặt ở giữa thung lũng lòng chảo, xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi nhấp nhô, cao vút, phía Đông có dãy núi Pắc Thẳm, phía Tây là dãy Pác Ả, phía Nam có dãy Bó Thuy và ở phía Bắc là dãy núi Tàng Luông, đảm bảo an toàn, bí mật, thuận lợi cho việc di chuyển, tiến thoái khi cần thiết.

Ban đầu, Xưởng tập trung sản xuất các loại hỏa cụ, thuốc đen, lựu đạn do đồng chí Ngô Gia Khảm trực tiếp nghiên cứu. Về sau do nguồn nguyên - vật liệu cho sản xuất vũ khí đã không còn dồi dào như trước nên Cục Quân giới giao cho Xưởng H52 phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Quân giới nghiên cứu, xây dựng các lò luyện thép. Đến tháng 10/1951, công việc thí nghiệm sản xuất thép tại đây cơ bản hoàn thành. Tại đây, mẻ thép đầu tiên đã ra lò.

Ở phía sau đồi Pác Ả, dưới chân thác Bó Lù, Xưởng Quân khí H52 đã chế tạo và đặt trạm thủy điện nhỏ công suất 50KW, phục vụ cho sản xuất thuốc đen và sinh hoạt của công nhân và một số hộ dân địa phương. Công nhân Xưởng Quân khí H52 cùng với sự giúp đỡ của nhân dân địa phương đã đào 1km mương dẫn nước, chiều rộng trung bình khoảng 1,5m, từ chân thác Bó Lù, chảy qua Xưởng và dẫn tới cánh đồng Lăng Lườn. Cách thủy điện khoảng 1m là 8 tuabin nghiền thuốc đen, được đặt cách nhau khoảng 50m dọc theo mương nước. Được biết, vào năm 2004, trước khi di chuyển để làm vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang, mương dẫn nước do Xưởng Quân khí H52 đào vẫn được nhân dân địa phương sử dụng để tưới cho đồng ruộng.

Khi mới sản xuất thử nghiệm được một thời gian ngắn thì trạm thủy điện ở bản Thi bị máy bay địch ném bom đánh phá. Đoạn kênh dài hàng chục mét dẫn nước vào bể chứa của trạm thủy điện bị phá; ống dẫn nước bằng thép từ bể chứa xuống tuabin bị đứt chỗ nối, tuabin và máy phát điện bị chấn động. Việc đắp lại các bờ kênh dẫn nước mất rất nhiều công sức. Không có xi măng, công nhân phải dùng tre, nứa dựng lên, sau đó đổ đất lèn kỹ. Ngay sau khi ống dẫn nước bằng thép được sửa chữa xong và đưa được nước xuống tuabin, dòng điện lại tiếp tục phục vụ cho việc sản xuất thép.

Vào năm 1953, Xưởng Quân khí H52 phải đối mặt với một thử thách lớn. Đây là giai đoạn đầy gian nan trong việc sản xuất thép, khi cả nước tập trung toàn lực phục vụ cho Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Lực lượng sản xuất thép lần lượt được điều về Viện Nghiên cứu Quân giới để nhận nhiệm vụ mới. Tuy lực lượng sản xuất thiếu, nhưng việc sản xuất thép của Xưởng Quân khí H52 vẫn rất khẩn trương vì chiến trường đang cần nhiều quân cụ. Để sản xuất an toàn, trạm biến thế, lò điện và các thiết bị kèm theo được di chuyển đến một khu rừng sâu, cách địa điểm cũ khoảng từ 1 đến 2km. Sau hơn hai tháng vừa di chuyển, vừa xây dựng, Phân lò đúc thép thuộc Xưởng Quân khí H52 do đồng chí Ngô Gia Khảm phụ trách đã hoàn thành và bước vào giai đoạn sản xuất chính thức.

Trong hoàn cảnh và điều kiện cực kỳ khó khăn, gian khổ ấy, bằng tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, sáng tạo của các cán bộ, kỹ sư, công nhân, chỉ với thời gian hơn một năm, Xưởng Quân khí H52 đã sản xuất thép bằng lò điện hồ quang, cung cấp cho chiến trường khoảng 25.000 sản phẩm quân cụ phục vụ công binh và dân công hỏa tuyến mở đường cho bộ đội hành quân, kéo pháo, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

ĐINH ĐĂNG

Bình luận


Họ và tên:*

Đơn vị:     

Điện thoại:*               

Email:*                       

Nội dung: