CNQP&KT - Dân chủ, thẳng thắn, công khai, minh bạch… đó là tinh thần toát lên từ hội nghị đại biểu người lao động được định kỳ tổ chức vào quý I hằng năm trong các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (CNQP). Cũng tại "diễn đàn" này, sự khách quan, công tâm của người sử dụng lao động và quyền được biết, được bàn của người lao động được phát huy mạnh mẽ, để cùng hướng đến mục tiêu chung: Vì sự phát triển của doanh nghiệp, vì đời sống việc làm của người lao động.
PHÁT HUY TÍNH DÂN CHỦ Thượng tá Trần Thị Thu Hiền, Trưởng ban Công đoàn - Cục Chính trị Tổng cục CNQP, tâm sự với chúng tôi rằng: Điều chị quan tâm nhất khi dự hội nghị đại biểu người lao động của các doanh nghiệp đó là, quyền lợi của người lao động được đảm bảo như thế nào? Họ có tâm tư, vướng mắc gì không? Họ kiến nghị, đề xuất gì với tổ chức?... Tôi hiểu đây là lời chia sẻ thật lòng của người đứng đầu cơ quan tham mưu trong tổ chức phong trào công nhân và hoạt động công đoàn của Tổng cục, bởi nếu Công đoàn - tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, đứng ngoài cuộc, người lao động sẽ thiếu đi điểm tựa vững chắc. Vì thế, tại hội nghị đại biểu người lao động, chủ tịch Công đoàn và giám đốc doanh nghiệp luôn giữ vai trò đồng chủ trì. Đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ nhiệm Chính trị Tổng cục CNQP, nhấn mạnh: Trong hoạt động Công đoàn và phong trào công nhân của Tổng cục CNQP, việc tổ chức hội nghị đại biểu người lao động luôn được lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục, mà trực tiếp là Cục Chính trị quan tâm chỉ đạo sát sao. Các doanh nghiệp cũng xác định được tầm quan trọng của hoạt động này nên việc tổ chức hội nghị được triển khai nghiêm túc ngay từ cấp bộ phận. Do vậy, “nút thắt” ở đâu sẽ được kịp thời “tháo gỡ” ở đấy, cho đến hội nghị ở cấp cao nhất thì giám đốc doanh nghiệp trực tiếp giải quyết những vấn đề lớn. Người lao động có thể yên tâm vì mọi ý kiến đều được lắng nghe, chia sẻ và giải đáp thấu đáo. Có thể khẳng định, hầu hết các doanh nghiệp thuộc Tổng cục CNQP đều thật sự “trong ấm, ngoài êm”. Trước hết, đó là do người lính thợ CNQP vốn có phẩm chất truyền thống tự lực, tự cường, đoàn kết, thống nhất. Bên cạnh đó, lãnh đạo, chỉ huy các doanh nghiệp cũng luôn thể hiện sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của người lao động. Điều này đã được khẳng định qua việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và đối thoại tại nơi làm việc của các doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp quốc phòng nói chung và Công ty TNHH MTV Cơ khí 83 (phiên hiệu quân sự là Nhà máy Z183) nói riêng, ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên, công nhân viên, người lao động thông qua sinh hoạt, đối thoại trực tiếp đều được lãnh đạo Công ty xem xét giải quyết kịp thời. Các quy chế, quy định được duy trì thực hiện nghiêm và ngày càng hoàn thiện, bổ sung phù hợp với tình hình nhiệm vụ của đơn vị. Đối với Công ty TNHH MTV Cơ điện và Vật liệu nổ 31 (phiên hiệu quân sự là Nhà máy Z131), lãnh đạo Công ty đã công khai các nội dung theo đúng quy định, như: kế hoạch và kết quả sản xuất, kinh doanh; các quy chế, quy định liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của người lao động; tình hình thực hiện các chế độ, chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động, trợ cấp thôi việc, mất việc làm; công khai tài chính… Về phía người lao động, được tham gia ý kiến, được kiểm tra, giám sát theo đúng quy định. Năm 2019, người lao động của Công ty đã tham gia ý kiến sửa đổi, bổ sung, xây dựng 26 quy chế, quy định; ban chấp hành công đoàn các cấp đã tham gia xem xét, xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của 43 lượt người lao động. Đồng thời, Công đoàn cơ sở đã chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân tổ chức trên 15 đợt giám sát về việc đảm bảo chế độ chính sách, việc sử dụng các loại quỹ do người lao động đóng góp, việc thực hiện kết luận của Giám đốc Công ty sau hội nghị người lao động cấp trực thuộc Công ty và thực hiện Quyết nghị hội nghị người lao động… Đại tá Nguyễn Việt Hùng, Phó Chính ủy Tổng cục CNQP (đứng giữa), trò chuyện với người lao động Công ty Cơ điện và Vật liệu nổ 31.
PHÁT HUY TÍNH DÂN CHỦ Thượng tá Trần Thị Thu Hiền, Trưởng ban Công đoàn - Cục Chính trị Tổng cục CNQP, tâm sự với chúng tôi rằng: Điều chị quan tâm nhất khi dự hội nghị đại biểu người lao động của các doanh nghiệp đó là, quyền lợi của người lao động được đảm bảo như thế nào? Họ có tâm tư, vướng mắc gì không? Họ kiến nghị, đề xuất gì với tổ chức?... Tôi hiểu đây là lời chia sẻ thật lòng của người đứng đầu cơ quan tham mưu trong tổ chức phong trào công nhân và hoạt động công đoàn của Tổng cục, bởi nếu Công đoàn - tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, đứng ngoài cuộc, người lao động sẽ thiếu đi điểm tựa vững chắc. Vì thế, tại hội nghị đại biểu người lao động, chủ tịch Công đoàn và giám đốc doanh nghiệp luôn giữ vai trò đồng chủ trì. Đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ nhiệm Chính trị Tổng cục CNQP, nhấn mạnh: Trong hoạt động Công đoàn và phong trào công nhân của Tổng cục CNQP, việc tổ chức hội nghị đại biểu người lao động luôn được lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục, mà trực tiếp là Cục Chính trị quan tâm chỉ đạo sát sao. Các doanh nghiệp cũng xác định được tầm quan trọng của hoạt động này nên việc tổ chức hội nghị được triển khai nghiêm túc ngay từ cấp bộ phận. Do vậy, “nút thắt” ở đâu sẽ được kịp thời “tháo gỡ” ở đấy, cho đến hội nghị ở cấp cao nhất thì giám đốc doanh nghiệp trực tiếp giải quyết những vấn đề lớn. Người lao động có thể yên tâm vì mọi ý kiến đều được lắng nghe, chia sẻ và giải đáp thấu đáo. Có thể khẳng định, hầu hết các doanh nghiệp thuộc Tổng cục CNQP đều thật sự “trong ấm, ngoài êm”. Trước hết, đó là do người lính thợ CNQP vốn có phẩm chất truyền thống tự lực, tự cường, đoàn kết, thống nhất. Bên cạnh đó, lãnh đạo, chỉ huy các doanh nghiệp cũng luôn thể hiện sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của người lao động. Điều này đã được khẳng định qua việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và đối thoại tại nơi làm việc của các doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp quốc phòng nói chung và Công ty TNHH MTV Cơ khí 83 (phiên hiệu quân sự là Nhà máy Z183) nói riêng, ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên, công nhân viên, người lao động thông qua sinh hoạt, đối thoại trực tiếp đều được lãnh đạo Công ty xem xét giải quyết kịp thời. Các quy chế, quy định được duy trì thực hiện nghiêm và ngày càng hoàn thiện, bổ sung phù hợp với tình hình nhiệm vụ của đơn vị. Đối với Công ty TNHH MTV Cơ điện và Vật liệu nổ 31 (phiên hiệu quân sự là Nhà máy Z131), lãnh đạo Công ty đã công khai các nội dung theo đúng quy định, như: kế hoạch và kết quả sản xuất, kinh doanh; các quy chế, quy định liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của người lao động; tình hình thực hiện các chế độ, chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động, trợ cấp thôi việc, mất việc làm; công khai tài chính… Về phía người lao động, được tham gia ý kiến, được kiểm tra, giám sát theo đúng quy định. Năm 2019, người lao động của Công ty đã tham gia ý kiến sửa đổi, bổ sung, xây dựng 26 quy chế, quy định; ban chấp hành công đoàn các cấp đã tham gia xem xét, xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của 43 lượt người lao động. Đồng thời, Công đoàn cơ sở đã chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân tổ chức trên 15 đợt giám sát về việc đảm bảo chế độ chính sách, việc sử dụng các loại quỹ do người lao động đóng góp, việc thực hiện kết luận của Giám đốc Công ty sau hội nghị người lao động cấp trực thuộc Công ty và thực hiện Quyết nghị hội nghị người lao động… Bỏ phiếu bầu Ban thanh tra nhân dân nhiệm kỳ 2020-2022 tại Công ty Đóng tàu Hồng Hà. THỎA ƯỚC ĐƯỢC THỰC THI Có thể nói, tính dân chủ luôn được phát huy tại các doanh nghiệp quốc phòng và thể hiện công khai, minh bạch ở hội nghị người lao động. Nhưng để đảm bảo tính pháp lý và cũng là minh chứng cho mối quan hệ, ràng buộc quyền lợi giữa người lao động và người sử dụng lao động, cần phải có thỏa ước lao động tập thể. Theo chia sẻ của Thượng tá Trần Văn Trọng, Chủ nhiệm Chính trị kiêm Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH MTV Cao su 75 (phiên hiệu quân sự là Nhà máy Z175), trong năm 2019, việc thực hiện thỏa ước lao động tại Công ty đã được triển khai nghiêm túc, đạt hiệu quả. Thỏa ước gồm những nội dung cơ bản về việc làm và bảo đảm việc làm; thời gian làm việc và nghỉ ngơi; tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng; định mức lao động; an toàn lao động; vệ sinh lao động… được tập thể lao động và người sử dụng lao động thực hiện tốt. Do vậy, đã góp phần xây dựng được mối quan hệ hài hòa, ổn định và tiến bộ, không để xảy ra các vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến giải quyết quyền lợi, trách nhiệm của người sử dụng lao động và lao động. Còn trong báo cáo kết quả thực hiện thỏa ước lao động tập thể của Công ty Cơ điện và Vật liệu nổ 31, lại thể hiện rõ sự chỉn chu khi đánh giá cả ưu điểm, hạn chế. Chẳng hạn, ở phần ưu điểm nêu rõ thu nhập bình quân của người lao động tăng 61,3% so với mức đề ra trong thỏa ước đã ký kết; hỗ trợ kinh phí tổ chức tham quan, du lịch tăng 23% so với năm 2018; đa số người lao động chấp hành nghiêm thời gian làm việc, hoàn thành công việc được giao. Về hạn chế, tồn tại, báo cáo cũng “chỉ đích danh” người sử dụng lao động (giám đốc, phó giám đốc hoặc người được ủy quyền) còn chậm điều chỉnh định mức lao động đối với một số sản phẩm mới, sản phẩm chế thử được đưa vào sản xuất và còn hạn chế trong việc tham khảo ý kiến Công đoàn cơ sở khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh định mức lao động. Về phía người lao động, một số còn chưa thực hiện nghiêm nghĩa vụ, trách nhiệm, thậm chí phải xử lý kỷ luật, bồi thường vật chất… Thông thường, thỏa ước lao động tập thể có giá trị trong thời hạn 2 năm, hết thời gian này, thỏa ước mới sẽ được xây dựng trên cơ sở bổ sung, sửa đổi thỏa ước cũ theo quy định của các văn bản pháp quy mới được ban hành và tình hình thực tiễn của đơn vị. Năm nay, Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hồng Hà (phiên hiệu quân sự là Nhà máy Z173) xây dựng thỏa ước lao động tập thể năm 2020-2021 gồm 3 chương, 22 điều; mỗi chương tương ứng với một vấn đề lớn trong quan hệ lao động, mỗi điều là quy định cụ thể về quyền, trách nhiệm mỗi bên. Trước khi diễn ra hội nghị người lao động ở cấp bộ phận, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đã cùng với giám đốc xem xét và thống nhất các điều khoản của thỏa ước để tiến hành xin ý kiến người lao động trong toàn đơn vị. Tại hội nghị cấp công ty, Công đoàn cơ sở tiếp tục đề nghị đại biểu xem xét, tham gia ý kiến và biểu quyết thông qua để tiến hành ký kết, ban hành thực hiện nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. LẦN ĐẦU “NGỒI GHẾ NÓNG” Thượng tá Trần Thị Thu Hiền chia sẻ: Khi thực hiện sự chỉ đạo của Cục Chính trị về việc hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức hội nghị đại biểu người lao động, Ban Công đoàn dành sự quan tâm nhiều hơn cho đơn vị có thay đổi cán bộ chủ trì. Theo đó, Công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp có giám đốc mới phải chuẩn bị kỹ lưỡng, để quá trình chủ trì hội nghị của đồng chí giám đốc được diễn ra thuận lợi. Điều này càng trở nên quan trọng bởi đây là diễn đàn dân chủ, công khai, phát huy sức mạnh tập thể trong việc tìm giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Trung tá Phạm Văn Tuấn, nguyên là cán bộ cơ quan Tổng cục, được điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Công ty Đóng tàu Hồng Hà chưa đầy một năm, nên đây là lần đầu tiên anh “ngồi ghế nóng” chủ trì hội nghị đại biểu người lao động. Tôi cảm nhận được sự cứng rắn, bản lĩnh của một “vị thuyền trưởng” nhưng cũng rất gần gũi, thấu hiểu tâm tư người lao động khi nghe anh giải đáp thắc mắc, kiến nghị của họ. Anh không né tránh những khó khăn, vướng mắc doanh nghiệp cần tháo gỡ; đồng thời, kêu gọi mọi người cùng chung sức, đồng lòng, hiến kế, lập công để xây dựng Công ty phát triển bền vững. Cũng là cán bộ cơ quan Tổng cục mới được giao nhiệm vụ về cơ sở cách đây 6 tháng, Thượng tá Phan Dương Minh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cơ khí chính xác 29 (phiên hiệu quân sự là Nhà máy Z129) đang bộn bề với nhiều việc quan trọng, bởi Công ty vừa triển khai thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm, vừa tập trung cho nhiệm vụ sản xuất quốc phòng được giao với sản lượng lớn. Chính vì thế, anh rất coi trọng việc huy động “chất xám” thông qua các ý kiến đóng góp được tổng hợp tại hội nghị người lao động cấp bộ phận. Đối với các mặt công tác lớn, như: kế hoạch, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, an toàn… được tiếp tục bàn thảo và hoạch định tại hội nghị đại biểu người lao động của Công ty. Ở cấp cao nhất này, người lao động vẫn có thể bộc bạch tâm tư, nguyện vọng của mình như Thượng úy QNCN Nguyễn Văn Trường, công nhân Phân xưởng Nhựa và Gia công áp lực, đã thẳng thắn bày tỏ: "Bản thân tôi và đồng nghiệp luôn xác định tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn, lãnh đạo Công ty quan tâm hơn nữa đến đời sống, việc làm, điều kiện chăm sóc sức khỏe của người lao động". Ghi nhận ý kiến này, đồng chí Giám đốc đã có giải đáp thỏa đáng, giúp người lao động thêm yên tâm gắn bó xây dựng đơn vị. Một doanh nghiệp cũng có sự thay đổi cán bộ chủ trì đó là Công ty Cơ điện và Vật liệu nổ 31. Đại tá Nguyễn Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Thuốc phóng - Thuốc nổ, được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Công ty từ tháng 11/2019. Từ cơ sở nghiên cứu khoa học chuyển sang doanh nghiệp hạch toán kinh doanh sẽ có những khác biệt nhất định nhưng qua cách mà Giám đốc Nguyễn Hồng Sơn điều hành hội nghị đại biểu người lao động, có thể thấy, chỉ sau mấy tháng ngắn ngủi, anh đã tập hợp và phát huy được trí tuệ tập thể trong mọi mặt công tác của Công ty. Tôi cũng nhận thấy, với tư duy của người làm khoa học, anh đã lựa chọn cách giải quyết tận gốc vấn đề. Ví dụ: Đối với việc chăm sóc sức khỏe người lao động, mấu chốt phải là cải thiện điều kiện, môi trường làm việc cho người lao động; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thì nhất định cần đến khoa học kỹ thuật và trí tuệ con người… Dự và chỉ đạo hội nghị đại biểu người lao động của các doanh nghiệp, Đại tá Nguyễn Việt Hùng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Chính ủy Tổng cục CNQP, đánh giá: “Nhìn chung, các doanh nghiệp đều coi trọng ý nghĩa của “diễn đàn” này, do vậy, việc tổ chức hội nghị đảm bảo thực chất và có chiều sâu. Cần nhấn mạnh rằng, mối quan hệ hài hòa giữa người sử dụng lao động và người lao động chính là yếu tố quan trọng mang lại sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Điều này đã và đang được các doanh nghiệp CNQP thực hiện rất tốt”. Bài và ảnh: LAM THU
|