CNQP&KT - Phát huy truyền thống đơn vị “Anh hùng Lao động” thời kỳ đổi mới, trong những năm qua, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (phiên hiệu quân sự là Binh đoàn 18) luôn nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, vượt khó vươn lên, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

BƯỚC PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ

Binh đoàn 18 là doanh nghiệp quốc phòng - an ninh, thực hiện nhiệm vụ quân sự, kết hợp bay thương mại với bay quan sát, khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; bay chuyên cơ; bay cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu y tế, vận tải quân sự...; đồng thời, cung cấp dịch vụ trực thăng cho các khách hàng trong và ngoài nước, gồm bay phục vụ thăm dò và khai thác dầu khí, bay tìm kiếm người Mỹ mất tích (MIA), bay chữa cháy; bay du lịch, dịch vụ; bảo dưỡng, sửa chữa, đại tu và cung cấp vật tư, khí tài trực thăng; huấn luyện, đào tạo phi công trực thăng và nhân viên kỹ thuật hàng không.

Trong những năm qua, Binh đoàn đã làm tốt công tác giáo dục, quán triệt cho cán bộ, công nhân viên, người lao động nâng cao nhận thức về nhiệm vụ chính trị và kinh doanh, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, Binh đoàn thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn mô hình tổ chức theo đúng quy định, phù hợp với điều kiện hoạt động và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Cơ cấu lao động từng bước có sự điều chỉnh theo hướng giảm tỷ lệ lao động gián tiếp, tăng tỷ lệ lao động trực tiếp có tay nghề cao, nhất là ở các công ty bay. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, phi công và nhân viên kỹ thuật hàng không được chú trọng ở tất cả các cấp. Phong trào tự học tập nâng cao trình độ mọi mặt đã trở thành nhu cầu, ý thức tự giác của mỗi cán bộ, công nhân viên. 100% phi công của Binh đoàn được định kỳ cử đi huấn luyện bay buồng tập và thoát hiểm ở nước ngoài đều đạt kết quả khá; trên 90% cán bộ, nhân viên kỹ thuật thi đạt chứng chỉ khai thác máy bay theo tiêu chuẩn của Cục Hàng không Việt Nam. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của Binh đoàn hiện có trên 95% được qua đào tạo cơ bản, riêng đội ngũ cán bộ trên 70% có trình độ đại học và trên đại học; 100% phi công, cán bộ kỹ thuật được đào tạo cơ bản ở trong nước và nước ngoài, được cấp chứng chỉ của Cục Hàng không Việt Nam và chứng chỉ quốc tế. Đơn vị thành viên là Công ty Trực thăng miền Nam, Công ty Trực thăng miền Bắc được cấp chứng chỉ “Nhà khai thác tàu bay AOC”.


Hạ cánh trên giàn khoan phục vụ khai thác dầu khí tại Vũng Tàu.        Ảnh: CTV

BƯỚC PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ

Binh đoàn 18 là doanh nghiệp quốc phòng - an ninh, thực hiện nhiệm vụ quân sự, kết hợp bay thương mại với bay quan sát, khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; bay chuyên cơ; bay cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu y tế, vận tải quân sự...; đồng thời, cung cấp dịch vụ trực thăng cho các khách hàng trong và ngoài nước, gồm bay phục vụ thăm dò và khai thác dầu khí, bay tìm kiếm người Mỹ mất tích (MIA), bay chữa cháy; bay du lịch, dịch vụ; bảo dưỡng, sửa chữa, đại tu và cung cấp vật tư, khí tài trực thăng; huấn luyện, đào tạo phi công trực thăng và nhân viên kỹ thuật hàng không.

Trong những năm qua, Binh đoàn đã làm tốt công tác giáo dục, quán triệt cho cán bộ, công nhân viên, người lao động nâng cao nhận thức về nhiệm vụ chính trị và kinh doanh, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, Binh đoàn thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn mô hình tổ chức theo đúng quy định, phù hợp với điều kiện hoạt động và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Cơ cấu lao động từng bước có sự điều chỉnh theo hướng giảm tỷ lệ lao động gián tiếp, tăng tỷ lệ lao động trực tiếp có tay nghề cao, nhất là ở các công ty bay. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, phi công và nhân viên kỹ thuật hàng không được chú trọng ở tất cả các cấp. Phong trào tự học tập nâng cao trình độ mọi mặt đã trở thành nhu cầu, ý thức tự giác của mỗi cán bộ, công nhân viên. 100% phi công của Binh đoàn được định kỳ cử đi huấn luyện bay buồng tập và thoát hiểm ở nước ngoài đều đạt kết quả khá; trên 90% cán bộ, nhân viên kỹ thuật thi đạt chứng chỉ khai thác máy bay theo tiêu chuẩn của Cục Hàng không Việt Nam. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của Binh đoàn hiện có trên 95% được qua đào tạo cơ bản, riêng đội ngũ cán bộ trên 70% có trình độ đại học và trên đại học; 100% phi công, cán bộ kỹ thuật được đào tạo cơ bản ở trong nước và nước ngoài, được cấp chứng chỉ của Cục Hàng không Việt Nam và chứng chỉ quốc tế. Đơn vị thành viên là Công ty Trực thăng miền Nam, Công ty Trực thăng miền Bắc được cấp chứng chỉ “Nhà khai thác tàu bay AOC”.

Đưa bệnh nhân cấp cứu từ đảo Phan Vinh (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) về đất liền an toàn. Ảnh: CTV

Bên cạnh xây tổ chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Binh đoàn đã đầu tư, đổi mới trang bị, công nghệ, tạo ra giá trị khác biệt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng; chủ động trong hội nhập phát triển kinh tế. Binh đoàn đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để trang bị mới hơn 30 máy bay trực thăng hiện đại, như Mi-172, Super Puma, Super Puma L2, EC-155B1, EC-130 T2, EC-225, AW-189, CabriG2, Bell-505...; đầu tư hàng trăm tỷ đồng để mua sắm các trang - thiết bị bảo đảm đồng bộ, hiện đại, như: thiết bị định vị vệ tinh, đài dẫn đường, hệ thống chiếu sáng đường băng, bàn thử, máy thử phục vụ bảo dưỡng máy bay; củng cố, nâng cấp đường băng, sân đỗ, nhà ga, xưởng bảo dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động điều hành đạt hiệu quả cao. Binh đoàn đang quản lý, khai thác nhiều chủng loại máy bay, điều kiện hoạt động chủ yếu trên hướng biển, đảo và trên các địa hình rừng núi; cường độ hoạt động cao. Từ đặc điểm yêu cầu nhiệm vụ, do làm tốt các mặt công tác, duy trì thực hiện có hiệu quả các quy trình, quy định nên Binh đoàn luôn bảo đảm an toàn bay.

NHIỀU CÁCH LÀM HIỆU QUẢ

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhiều phong trào thi đua, cách làm hay, sáng tạo đã góp phần tích cực vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị trung tâm của Binh đoàn. Tiêu biểu như phong trào thi đua “Giờ vàng nâng những cánh bay”, “Năng suất chất lượng” của Công ty Trực thăng miền Nam đã phát huy tính năng động, sáng tạo của cán bộ, nhân viên, nhất là đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật khắc phục tốt sự cố lỗi kỹ thuật hộp số của loại máy bay EC-225, phục vụ bay an toàn. Công ty cũng đã nghiên cứu, tìm ra hướng đi mới, với loại hình dịch vụ mới, đó là tiếp tục mở lại dịch vụ bay du lịch Vũng Tàu - Côn Đảo, bay tham quan vịnh Hạ Long bằng máy bay BELL 505; đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ bay cứu hỏa ra thị trường nước ngoài. Cũng cần phải nói thêm rằng, dịch vụ bay cứu hỏa là một khoa mục bay rất khó của không quân trực thăng, chưa được huấn luyện và thực hiện phổ biến ở Việt Nam. Tuy vậy, với quyết tâm cao, Công ty đã tổ chức huấn luyện và xuất khẩu thành công dịch vụ sang thị trường Indonesia từ năm 2016 đến nay, với số giờ bay thực hiện 400-500 giờ bay/năm. Phong trào thi đua “Ham bay, say học” ở Trung tâm Huấn luyện đã góp phần nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, đào tạo nguồn nhân lực, nhất là huấn luyện, đào tạo cơ bản phi công trực thăng cho Binh đoàn. Trung tâm Huấn luyện được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn là Tổ chức huấn luyện hàng không mức 1 (ATO - Lever1). 5 năm qua, Trung tâm đã đào tạo cơ bản được 25 phi công; huấn luyện chuyển loại trên các máy bay cho 109 phi công, 240 lượt nhân viên kỹ thuật hàng không cho các đơn vị thành viên của Binh đoàn, Quân chủng Hải quân và thực hiện hợp đồng 2 khóa huấn luyện cho nhân viên kỹ thuật hàng không của Ấn Độ. Phong trào thi đua “Đôi bàn tay vàng", “Sáng về phẩm chất, giỏi về kỹ thuật”của Công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Trực thăng (Helitechco) đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, nhân viên đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nhờ đó, Công ty ký được hợp đồng bảo dưỡng, sữa chữa, đại tu trên 20 máy bay trực thăng hệ Mi các loại, sửa chữa lớn trên 600 bộ phụ tùng và hàng trăm thiết bị phức tạp; cải tiến nhiều hệ thống trên trực thăng cho khách hàng trong nước và nước ngoài. Sản phẩm dịch vụ của Helitechco đã khẳng định được vị thế của Công ty nói riêng và Binh đoàn nói chung đối với khách hàng trong nước và ở khu vực.

Ngoài ra, Binh đoàn còn thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân viên kỹ thuật làm chủ máy bay, phương tiện kỹ thuật và công nghệ, phát huy tinh thần sáng tạo, chủ động khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Trong đó, phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã tập trung nghiên cứu và hoàn thiện phần mềm quản lý bảo dưỡng vật tư, khí tài trực thăng RAMCO; đồng thời, triển khai thành công phương thức quản lý bảo dưỡng từ xa thông qua mạng internet trong công tác quản lý kỹ thuật khi máy bay hoạt động xa căn cứ.

KẾT HỢP TỐT KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG, AN NINH

Quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt đường lối, quan điểm của Đảng về kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, Binh đoàn18 luôn kết hợp chặt chẽ giữa thực hiện nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh với nhiệm vụ quân sự, nhất là bay thương mại kết hợp với bay quan sát, khẳng định chủ quyền biển, đảo, góp phần cùng các lực lượng khẳng định và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Binh đoàn triển khai thực hiện nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu cấp 2/ngày - đêm, trực cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu, vận tải quân sự… tại cơ quan Binh đoàn và các đơn vị. Đồng thời, Binh đoàn luôn duy trì, bảo đảm tốt lực lượng, phương tiện trực tại sân bay Gia Lâm và sân bay Vũng Tàu. 5 năm qua, Binh đoàn đã thực hiện 557 giờ bay chuyên cơ phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng đi công tác ở trong nước và nước ngoài; bay cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu, vận tải quân sự, v.v. Kết quả đó đã khẳng định giá trị thương hiệu, vị thế của Binh đoàn, góp phần quan trọng vào xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời góp phần củng cố, nâng cao tiềm lực quốc phòng, bảo đảm quốc phòng - an ninh của đất nước.

Những năm gần đây (nhất là giai đoạn 2015 - 2017), do thị trường dầu khí và tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp; giá dầu thô giảm mạnh dẫn đến nhu cầu sử dụng trực thăng phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí giảm đã tác động, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất - kinh doanh của đơn vị. Trước những khó khăn, thách thức đó, Binh đoàn nỗ lực tìm hướng đi mới, dịch vụ mới. Ngoài thị trường truyền thống trong nước (bay dầu khí, bay MIA), Binh đoàn đã đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ ra thị trường nước ngoài. Trong thực hiện nhiệm vụ bay tìm kiếm hài cốt người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam (MIA) và xuất khẩu dịch vụ ra thị trường nước ngoài, Binh đoàn luôn quán triệt và thực hiện tốt đường lối đối ngoại của Đảng, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa góp phần thực hiện tốt chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và đối ngoại quốc phòng của Quân đội ta.

5 năm qua, Binh đoàn thực hiện gần 70.000 giờ bay an toàn; tổng doanh thu hơn 14.000 tỷ đồng; tổng lợi nhuận hơn 1.900 tỷ đồng; nộp ngân sách 1.400 tỷ đồng. 5 năm liên tục (2014-2019), Tổng công ty Trực thăng Việt Nam đạt “Doanh nghiệp loại A” và là một trong những đơn vị dẫn đầu khối doanh nghiệp quân đội về hiệu quả sản xuất - kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ quân sự.

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, Binh đoàn 18 tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, chăm lo xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu mở rộng các lĩnh vực dịch vụ bay khác; làm tốt công tác dự báo, đi trước đón đầu thị trường, cân đối giữa dịch vụ cung cấp tại miền Bắc và miền Nam; tinh gọn bộ máy nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả dịch vụ... góp phần nâng cao năng lực sẵn sàng chiến đấu, sản xuất - kinh doanh của đơn vị nói riêng và của Quân đội nói chung đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

NGUYỄN THÀNH TRUNG


 

 

Bình luận


Họ và tên:*

Đơn vị:     

Điện thoại:*               

Email:*                       

Nội dung: