(CNQP&KT) - Những năm qua, hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) và chuyển giao công nghệ (CGCN) ở Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (CNQP) đã đạt được một số kết quả nổi bật.

Qua khảo sát, đánh giá đã xác định được những nguyên nhân, hạn chế, thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiến

hành hoạt động R&D và CGCN ở Tổng cục CNQP; đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả

hoạt động này, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển ngành CNQP.

Một số kết quả khảo sát các ni dung R&D và CGCN

Ngày 27/11/2015, Cục Quản lý công nghệ (Tổng cục CNQP) đã có Công văn số 7763/QLCN-KTCN về việc điều tra, khảo sát thực trạng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ của các đơn vị. Từ điện hướng của Cục Quản lý công nghệ, để xác định các giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động R&D và CGCN trong những năm tới, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành CNQP Việt Nam, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát tại 28 đơn vị trong Tổng cục CNQP về các nội dung hoạt động R&D và CGCN, kết quả như sau:

Thứ nhất, về chức năng nhiệm vụ được giao: Theo thống kê, có 87,57% số nhiệm vụ nghiên cứu khoa học (NCKH); 82,15% nhiệm vụ phát triển công nghệ (PTCN); 82,15% nhiệm vụ sản xuất hàng quân sự (SXQS) có chức năng, nội dung liên quan đến hoạt động R&D và CGCN. Trong khi đó, tỷ lệ này là 92,86% ở nhiệm vụ sản xuất hàng dân sự (SXDS); 60,71% ở nhiệm vụ CGCN. Như vậy, chỉ có một tỷ lệ nhỏ (gần 18%) số đơn vị trong Tổng cục không thực hiện các nhiệm vụ này.

Thứ hai, về cơ cấu tổ chức và hoạt động R&D của đơn vị: 100% số đơn vị tham gia khảo sát có tiến hành hoạt động R&D và coi đây là hoạt động thường xuyên; 92,86% số đơn vị quan tâm đến loại hình tổ chức của R&D; 71,43% đã hình thành bộ phận chuyên trách về R&D; 96,43% có kế hoạch R&D và CGCN dài hạn; 73,21% đã xây dựng kế hoạch R&D; 89,29% đã có chiến lược sản xuất kinh doanh (SXKD); 89,29% có lồng ghép chiến lược R&D vào chiến lược SXKD.

Thứ ba, về nguồn lực cho R&D và CGCN: Kết quả khảo sát cho thấy, hơn 50 cán bộ có trình độ tiến sỹ, hơn 1.000 thạc sỹ và khoảng 2.000 kỹ sư. Đa phần cán bộ có trình độ tiến sỹ và thạc sỹ đều chuyên hoạt động NCKH, PTCN, số còn lại vừa trực tiếp sản xuất, kinh doanh, vừa tham gia nghiên cứu. Đáng chú ý là có tới 7 đơn vị không có kỹ sư, thạc sỹ và tiến sỹ chuyên làm công tác NCKH và PTCN, đồng nghĩa với việc các đơn vị này không quan tâm đến hoạt động R&D như một phương thức thúc đẩy và phát triển SXKD.

Về nguồn tài chính phục vụ hoạt động R&D và CGCN: 85,71% số đơn vị đánh giá trạng thái tài chính của mình là tốt; 14,29% đơn vị đánh giá là chưa tốt; 89,29% đơn vị được khảo sát có nguồn kinh phí do Nhà nước cấp; 46,43% đơn vị có kinh phí khai thác từ các đối tác liên kết và 28,57% đơn vị còn có các nguồn kinh phí khác. Nhìn chung, trạng thái tài chính của đa số các đơn vị trong Tổng cục là tốt, nhưng trạng thái này mới chỉ đáp ứng những nhiệm vụ trước mắt, về lâu dài thì nguồn lực tài chính vẫn còn eo hẹp.

Về cơ sở vật chất cho R&D và CGCN: 67,86% số đơn vị đánh giá tình trạng đất đai, nhà xưởng cho R&D và CGCN là đủ. Đối với máy móc, thiết bị cho R&D và CGCN thì có tới 64,29% số đơn vị đánh giá là không đủ và lạc hậu. Chỉ 35,71% cho rằng thiết bị, máy móc cho R&D và CGCN của họ là tiên tiến. Về tổ chức và cơ chế hoạt động R&D và CGCN, có 60,71% đơn vị đã thành lập các bộ phận chuyên về R&D và CGCN.

Về hình thức tổ chức: Tại 75% số đơn vị, bộ phận R&D và CGCN trực thuộc phòng Kỹ thuật-Công nghệ. Hơn một nửa số đơn vị (53,57%) được khảo sát đã xây dựng được mối liên kết bền vững với các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước. Chỉ có 3,57% đơn vị thực hiện liên kết với nước ngoài. Đối với cơ chế quản lý R&D và CGCN của Tổng cục, có tới 92,86% số đơn vị đánh giá là tốt. Như vậy, tuy đã cơ bản hoàn thiện về mặt tổ chức và cơ chế, nhưng vấn đề này cũng vẫn cần tiếp tục được xem xét và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển mới.

Về thông tin phục vụ R&D và CGCN: 82,14% các đơn vị cho rằng có sự đảm bảo tiếp cận và cập nhật thông tin cần thiết và 78,57% đơn vị đánh giá khả năng thực tế tiếp cận thông tin của cán bộ đơn vị mình là tốt. Tuy vậy, tại một số đơn vị có điều kiện nhưng năng lực tiếp cận thông tin của cán bộ chưa tốt.

Thứ tư, những kết quả chủ yếu của hoạt động R&D và CGCN ở các doanh nghiệp và đơn vị: Các đơn vị đã thực hiện 18.975 sáng kiến, sáng chế, cải tiến kỹ thuật (SKCTKT); nghiên cứu thành công 519 công nghệ/sản phẩm, nhiều đơn vị có từ 30 đến 80 sản phẩm. Gần 50% số đơn vị phụ trách và tham gia thực hiện các đề tài cấp Nhà nước với tổng số 104 đề tài; 340 đề tài cấp Bộ Quốc phòng và Tổng cục; 651 đề tài cấp cơ sở. Về các loại sản phẩm liên quan đến nghiên cứu, có 276 sản phẩm là máy móc, thiết bị hoàn chỉnh; 680 sản phẩm là quy trình công nghệ; 248 sản phẩm khoa học; 262 sản phẩm được đưa vào ứng dụng.

Thứ năm, về trình độ công nghệ và tác động của R&D và CGCN đến SXKD: Khảo sát cho thấy, 39,29% ý kiến đánh giá đạt trình độ tiên tiến; 61,71% ý kiến đánh giá đạt mức trung bình; không có đơn vị nào cho rằng kết quả có trình độ công nghệ thấp (xem hình). Có 18 đơn vị (tỷ lệ 64,29%) đã thực hiện tất cả các đánh giá nghiên cứu công nghệ, năng lực công nghệ, đánh giá tính năng kỹ, chiến thuật của công nghệ và đánh giá các dạng ảnh hưởng của công nghệ.

Tổng quát đánh giá về trình độ công nghệ của kết quả R&D.

 

Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động R&D và CGCN

Có thể thấy, hoạt động R&D và CGCN của các đơn vị trong Tổng cục CNQP đã đạt nhiều kết quả trong việc phát huy SKCTKT và đổi mới công nghệ, sáng tạo các quy trình và các thực thể công nghệ mới có giá trị cao. Hoạt động này đã được Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Thủ trưởng Tổng cục CNQP quan tâm phát triển và từng bước hoàn thiện các quy trình. Lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị trong Tổng cục cũng đã nhận thức tốt hơn về quản lý hiện đại đối với hoạt động R&D và CGCN, được thể hiện qua việc nhiều dự án R&D và CGCN đã được thực hiện theo các quy trình mẫu mực và trình độ kỹ năng cao. Nhờ đó, các sản phẩm nhận chuyển giao cũng như nghiên cứu sáng tạo có chất lượng và tính ứng dụng cao trong thực tiễn. Ngoài ra, các đơn vị trong Tổng cục đã lấy CGCN làm phương thức chính để đổi mới công nghệ, phát triển SXKD; đồng thời duy trì và phát triển R&D ở mức độ phù hợp với điều kiện của các đơn vị. Nhiều đơn vị đã áp dụng các quy trình xây dựng dự án R&D và CGCN; chú trọng các bước đánh giá, thẩm định. Đây là tiền đề quan trọng cho việc tăng cường và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư cho R&D và CGCN của Tổng cục, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động R&D và CGCN của các đơn vị.

Ngoài những thuận lợi kể trên, hoạt động R&D và CGCN ở Tổng cục CNQP cũng gặp những khó khăn nhất định. Điều dễ nhận thấy, hoạt động R&D và CGCN là hoạt động tốn kém, đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, bền vững và nguồn nhân lực có chuyên môn. Trong giai đoạn hiện nay, hai dạng nguồn lực này cho R&D của Nhà nước và Quân đội còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến chiến lược R&D và CGCN, phục vụ hiện đại hóa Quân đội và phát triển SXKD. Không những thế, nền KHCN của Việt Nam còn hạn chế, cơ sở hạ tầng và các điều kiện đảm bảo và phát triển R&D và CGCN chưa tương xứng. Hệ thống giáo dục và đào tạo quốc gia còn nhiều bất cập, chương trình đào tạo chưa theo kịp với yêu cầu của sự phát triển; các chuyên ngành kỹ thuật và công nghệ định hướng chế tạo vũ khí, khí tài quân sự hiện đại còn chưa được hình thành rõ nét. Những điều này gây khó khăn trong việc thúc đẩy hoạt động R&D, đổi mới sáng tạo và nâng cao hiệu quả của các hoạt động này.

Về công tác quản lý nhà nước đối với KHCN nói chung, R&D và CGCN nói riêng: Thực tế, hoạt động R&D của các đơn vị trong Tổng cục còn chưa có sự kết nối với nhau để tạo thành sức mạnh tổng hợp của ngành CNQP. Đối với hoạt động quản lý, các đơn vị chưa có các quy định chặt chẽ về thẩm định, đánh giá trước, trong và sau khi hoàn thành dự án, chương trình hay quy định về đánh giá ảnh hưởng dự án R&D và CGCN đối với chính trị, kinh tế - xã hội hay môi trường. Bên cạnh đó, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực R&D, nâng cao kỹ năng quản lý chưa phát huy tác dụng; nguồn lực tài chính cho phát triển R&D còn hạn chế, gây khó khăn trong việc tăng cường và nâng cao chất lượng công tác này.

Qua khảo sát thực trạng hoạt động R&D và CGCN của các đơn vị trong Tổng cục CNQP có thể thấy, hoạt động R&D và CGCN tại các đơn vị đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Kết quả khảo sát sẽ giúp các doanh nghiệp và đơn vị trong Tổng cục có cái nhìn rõ nét hơn về trình độ, năng lực R&D và CGCN của mình. Từ đó, đưa ra các giải pháp thích hợp, đồng bộ nhằm tận dụng những thuận lợi, giải quyết khó khăn để tăng cường hoạt động R&D và CGCN, tiếp cận và nhanh chóng vươn tới trình độ tiên tiến, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển CNQP trong tình hình mới.

Ths.NGUYỄN HỒNG SƠN*

PGS-TS.NGUYỄN DUY BẢO**

 

 

* Đại tá, Vin trưởng Vin Thuc phóng-Thuc n.

** Học viện Kỹ thuật Quân sự.

Bình luận


Họ và tên:*

Đơn vị:     

Điện thoại:*               

Email:*                       

Nội dung: